Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Viêm cốt tủy do bạch cầu cấp ở trẻ em

Viêm cốt tủy hay viêm xương tủy là bệnh lý hệ xương từ đường máu do nhiều căn nguyên gây ra. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em nhỏ với diễn tiến gây hạn chế vận động hoặc tàn tật ở trẻ sau này. Cần lưu ý viêm cốt tủy có thể là dấu hiệu của bệnh về máu cần được chẩn đoán. 

Một trường hợp hiếm gặp

Bé gái 7 tuổi, ở TP.HCM, nhập viện vì sốt và đau vai bên trái. 5 ngày trước nhập viện, cháu sốt liên tục, kêu đau nhiều ở vùng vai bên trái đến nỗi không cử động được cả cánh tay. Khám bệnh thấy cháu có sốt dao động, vài hồng ban rải rác ở ngực và lưng. Khớp vai (T) đau khi cử động. Không có bất kỳ dấu hiệu tổn thương ở các cơ quan khác. Hỏi kỹ bệnh mẹ cho biết 6 tuần trước đó cháu đã điều trị ở bệnh viện tư vì sốt và đau vai bên phải.

Viêm cốt tủy do bạch cầu cấp ở trẻ em 1
Cần đưa trẻ đi khám khi có dấu hiệu bất thường

Chụp X-quang hệ xương và siêu âm không thấy tổn thương tại xương và khớp vai 2 bên. Chẩn đoán hình ảnh MRI mới phát hiện tình trạng viêm xương tủy xương bả vai (T) phần trên gai vai, có abces mỏng dưới màng xương, viêm khớp cùng vai (T). Kiểm tra MRI  sau 2 tuần xuất hiện thêm ổ tổn thương cốt tủy mặt sau đầu dưới xương đùi (P). Xét nghiệm máu giảm cả 3 dòng HCT 28,3%, BC 5.330/mm3, TC 123.000/mm3. Do vậy được làm tủy đồ. Kết quả ghi nhận cả 3 dòng tế bào tủy đều phát triển rất kém, tủy tràn ngập tế bào non dòng tân bào giúp chẩn đoán bệnh viêm cốt tủy tái phát trên trẻ bạch cầu cấp dòng lympho.

Bệnh thường gặp ở trẻ em nhỏ

Viêm cốt tủy là bệnh hay khởi phát ở trẻ dưới 5 tuổi, 2/3 các trường hợp gặp ở trẻ nhỏ hơn 2 tuổi. Tỉ lệ mắc bệnh 1/5.000 trẻ, sơ sinh mắc nhiều hơn (1/1.000), trẻ trai bệnh nhiều hơn trẻ gái (2/1).

Gây bệnh từ đường máu với cơ chế gây tổn thương tủy xương ở trẻ em bắt đầu trong thân xương. Tác nhân nhiễm trùng theo đường máu đi vào mạch máu ở xương, làm thuyên tắc động mạch nuôi gây ra thiếu máu và ngăn cản cơ chế phòng vệ đến được nơi này. Kém tưới máu màng ngoài xương gây hoại tử, tiêu xương. Quá trình viêm xảy ra ở mô liên kết giữa các mô kế cận. Sau nhiều ngày sẽ có tình trạng tràn dịch vô khuẩn do phản ứng xảy ra ở gần khớp. Không điều trị mô hạt sẽ mọc quanh xương chết, tách rời vỏ xương và hình thành mảnh xương chết. Xương mới mọc sẽ xuất hiện xung quanh xương chết tạo thành bao xương chứa các ống xoang giữa xương nên dễ bị gãy. Tổn thương hoại tử có thể lan rộng quanh thân xương, đến vùng xương tăng trưởng và vào cả khớp.

Vị trí ở các xương dài 

Khác với người lớn viêm cốt tủy thường xuất hiện ở xương sống hoặc xương chậu. Ở trẻ em tổn thương thường xảy ra ở các xương dài như xương đùi và xương chày (50%), kế là xương cánh tay (25%). Các xương dẹt ít bị bệnh hơn. Viêm cốt tủy cũng có thể xảy ra ở nhiều xương (10%) và có thể liên quan đến các khớp.

Dấu hiệu lâm sàng thay đổi theo tuổi. Ở trẻ nhỏ, dấu hiệu sớm là biểu hiện giả liệt, đau khi cử động thụ động hoặc cả 2. Trẻ lớn hơn thường sốt, đau đến nỗi không thể hoặc không chịu đi đứng vì đau. Khớp liên quan thường ở tư thế hơi duỗi để giúp trẻ bệnh bớt đau và dễ chịu hơn. Da bị sưng, đỏ hoặc sờ căng là dấu hiệu tổn thương lan đến vỏ xương. Các triệu chứng khác có thể gặp ở trẻ như quấy khóc, nôn ói.

Chẩn đoán hình ảnh quan trọng

Những xét nghiệm sinh học cho kết quả thay đổi không đặc hiệu như thiếu máu trung bình, CRP tăng cao, VS tăng cao. Chẩn đoán hình ảnh giữ vai trò quyết định trong chẩn đoán. Chụp X-quang trong vòng 72 giờ từ khi xuất hiện triệu chứng nhằm loại trừ những nguyên nhân khác như chấn thương, dị vật. So sánh 2 bên để tìm ra hình ảnh phù nề các mô ở sâu. Hình ảnh tiêu xương phát hiện chậm, sau 7 - 14 ngày. Chụp CT chỉ ra những bất thường ở xương và mô mềm, đặc biệt phát hiện được hơi trong mô mềm. Nhấp nháy đồ có thể phát hiện viêm cốt tủy trong vòng 24 - 48 giờ, nhằm khảo sát tòan bộ xương, có khả năng phát hiện nhiều ổ tổn thương. MRI được xem là xét nghiệm chuyên biệt có độ đặc hiệu cao giúp xác định abces và phân biệt nhiễm trùng ở xương và mô mềm. MRI còn cung cấp các chi tiết khá chính xác tình trạng tụ mủ dưới màng xương và cặn mủ trong tủy xương.

Diễn tiến tái đi tái lại

Bệnh viêm cốt tủy cấp có thể tiến triển âm ỉ thành mãn tính với diễn tiến bệnh kéo dài, có những giai đoạn im lặng nhưng tái diễn nhiều lần (<5%). Các biến chứng muộn có thể gặp là gãy xương bệnh lý. Điều trị muộn trẻ có thể bị ngắn xương và biến dạng.

Lưu ý nguyên nhân không do nhiễm khuẩn

Nguyên nhân không do nhiễm khuẩn thường đề cập trong y văn là bệnh mô bào Langerhans, bướu xương, bệnh ác tính, hay bệnh tạo keo. Do bệnh về máu bạch cầu cấp hiếm gặp (dưới 2%). Nếu tổn xương chỉ ở một xương đặt ra vấn đề chẩn đoán khác biệt với bướu xương ác tính (bướu Ewing, neuroblastome). Tổn thương đa ổ tái phát mãn tính như trong trường hợp này cần lưu ý nguyên nhân không nhiễm khuẩn. Đây là trường hợp bệnh hiếm gặp gợi lại những đặc điểm lâm sàng, sinh học và hình ảnh chẩn đoán bệnh viêm cốt tủy do bạch cầu cấp ở trẻ em giúp các bác sĩ nhi khoa có sự lưu tâm để chẩn đoán sớm, giúp điều trị thích hợp sớm bệnh trẻ em.

BSCK2. NGUYỄN THỊ KIM THOA


Mức selen trong máu thấp làm tăng nguy cơ ung thư gan

Giáo sư Lutz Schomburg và đồng nghiệp đã phân tích dữ liệu của khoảng 477.000 người trưởng thành trong cuộc điều tra về ung thư và dinh dưỡng của châu u. Nghiên cứu xác định có 121 bệnh nhân ung thư gan, 100 bệnh nhân ung thư túi mật và đường mật, 40 bệnh nhân ung thư ống mật trong gan. Tất cả các bệnh nhân đã phát triển các loại ung thư trong hơn 10 năm theo dõi. Các nhà khoa học đã thu thập mẫu máu của các bệnh nhân ung thư để đánh giá mức độ selen trong máu so với những người khỏe mạnh. Kết quả cho thấy, 1/3 những người có nồng độ selen thấp nhất có nguy cơ mắc ung thư gan cao gấp từ 5-10 lần. Các chuyên gia đưa ra lời khuyên hàm lượng selen hàng ngày của người lớn là 100microgam đối với nam, 70microgam đối với nữ, trẻ em là 10-15microgam/ngày. Selen có nhiều trong các loại thực phẩm như lúa mỳ, ngô, bắp cải, đậu hà lan, cà rốt, củ cải, cà chua, tỏi đặc biệt là trong các loại cá.

H.Minh

((Theo Health, 9/2016))

Những loại đau đầu ít gặp nhưng không kém phần nguy hiểm

Đau đầu do gắng sức

Loại đau đầu này xuất hiện trong vòng vài phút sau những nỗ lực thể chất, bao gồm tập luyện, quan hệ tình dục, hắt hơi, cười, thậm chí là đi đại tiện.

Khi bạn gắng sức do thực hiện một số hoạt động, áp lực dịch não tủy trong đầu tăng trong một thời gian ngắn. Áp lực này dẫn tới đau, nhưng may mắn là không đáng lo ngại và sẽ hết trong vòng vài phút (hoặc có thể tới 1 giờ)

Trong những trường hợp hiếm, có thể là một rối loạn mạch máu gây đau, vì vậy nếu đau đầu nghiêm trọng đột ngột, bạn cần đi khám bác sĩ.

Đau đầu do cao huyết áp

Đây là loại đau đầu liên quan đến huyết áp, thường xảy ra khi huyết áp tăng cao 200/110 hoặc cao hơn. Khi huyết áp tăng rất cao, mạch máu có thể hạn chế lưu thống máu tới não. Đau đầu do tăng huyết áp có thể cảm thấy giống như đau đầu khi đeo băng-đô, cơn đau thường rất tồi tệ vào buổi sáng, cải thiện hơn trong ngày.

Viêm động mạch tế bào khổng lồ

Nguyên nhân của chứng đau đầu kinh khủng này vẫn chưa được biết đến nhưng tình trạng là cực kỳ nghiêm trọng. Bệnh có liên quan đến viêm và phần lớn xảy ra ở những người trên 60 tuổi, người bệnh thường cũng cảm thấy đau xung quanh khu vực tai khi nhai. Khoảng 1/3 những người bị viêm động mạch tế bào khổng lồ sẽ bị mù, vì vậy, đây là tình trạng cần được chẩn đoán sớm. Các bác sĩ sẽ bắt đầu điều trị với steroid càng sớm càng tốt để phòng ngừa mù và cải thiện đau.

Đau dây thần kinh tam thoa

Càng lớn tuổi, bạn càng dễ bị tình trạng đau này ở thái dương và xung quanh hàm. Cơn đau buốt giống như sốc điện, người bị tình trạng này có thể bị vài đợt sốc mỗi ngày, có thể do động mạch chèn lên dây thần kinh. Theo Hội Đau đầu quốc gia Mỹ, thuốc làm giãn cơ có thể giúp ích nhưng nếu bệnh nhân bị những triệu chứng này dưới 55 tuổi, đó có thể là do bệnh thần kinh, như bệnh xơ cứng rải rác.

BS Cẩm Tú

(Theo Prevention)

Mùa bệnh trẻ em

Thời tiết cũng là yếu tố  ảnh hưởng quan trọng đến các vấn đề sức khỏe trẻ em. Đáng lưu ý  dễ mắc bệnh nhất là những tháng cuối năm, khi tiết trời trở lạnh. Do vậy, mùa lạnh còn được gọi là mùa bệnh ở trẻ em.

Mùa lạnh là mùa bệnh trẻ em

Thống kê tại Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 1 TP.HCM cho thấy, thời tiết chuyển lạnh là mùa đông bệnh nhất trong năm. Nguyên nhân do trẻ không thể điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của mình như người lớn, có thể nhiễm lạnh rất nhanh nên dễ mắc bệnh. Thời tiết lạnh thích hợp cho nhiều loại virút hô hấp phát triển và hoành hành gây bệnh.

Các bệnh hô hấp lây lan rất nhanh qua các giọt dịch tiết hô hấp bắn ra khi trẻ bệnh hắt hơi, sổ mũi, khạc nhổ. Trẻ đi học tiếp xúc gần gũi với các trẻ khác trong môi trường học tập, đây là điều kiện lây lan, làm nhiều trẻ khác cùng mắc bệnh.

Đáng chú ý, mùa lạnh còn là mùa chào đời của những trẻ sơ sinh, nhỏ bé và yếu ớt, có nguy cơ mắc bệnh và dễ bị nặng nên việc phòng bệnh cho trẻ trong mùa lạnh là điều rất cần thiết mà các bậc phụ huynh cần chú ý.

Mùa bệnh trẻ em 1
Tắm trẻ trong phòng kín gió, đảm bảo nước tắm ấm (32oC)

Những vấn đề sức khỏe trẻ em trong mùa lạnh

Mùa lạnh ở nước ta có sự chênh lệch thời tiết trong ngày: lạnh nhiều vào chiều tối và buổi sáng nhưng lại nóng hơn vào buổi trưa, đan xen những đợt mưa bão cùng những ngày áp thấp nhiệt đới. Khả năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể lại giảm theo tuổi do vậy trẻ em bị mất nhiệt nhanh hơn so với người lớn. Tình trạng mất nhiệt chủ yếu xảy ra qua da, hơi thở. Đó là lý do trời lạnh, trẻ có nguy cơ bị nhiễm lạnh, tổn thương đường thở và ở da.

- Nhiễm lạnh do không được giữ đủ ấm, làm trẻ bị run rẩy, da sờ thấy lạnh, buồn ngủ, nói năng líu nhíu. Nặng hơn trẻ bị tê cóng, hệ thần kinh và các cơ quan hoạt động chậm đi làm trẻ lú lẫn, hôn mê, thở chậm, nhịp tim chậm hơn , ảnh nưởng đến tính mạng.

- Hít thở không khí lạnh, đường thở của trẻ bị khô đi tạo điều kiện cho các loại virút phát triển mạnh mùa lạnh bám lên đó và gây bệnh hô hấp. Cảm lạnh, viêm mũi, viêm họng, viêm amiđan, viêm thanh khí quản, viêm phế quản, viêm phổi, suyễn, nếu không chăm sóc thích hợp có thể trở nặng nguy hiểm. Nếu tự ý điều trị kháng sinh, nhỏ mũi, xông thuốc, dùng thuốc không đúng có thể làm bệnh khó điều trị hoặc diễn tiến kéo dài, có thêm biến chứng.

- Da trẻ mỏng manh, cấu trúc da chưa hoàn thiện nên dễ bị ngứa và khô đi khi trời lạnh. Nổi mẩn dị ứng, hoặc mề đay do lạnh, chàm da làm trẻ ngứa ngáy, khó ngủ. Da khô do không đủ ẩm sẽ bị xước hoặc nứt nẻ, gây đau và khó chịu.      

- Trời lạnh làm trẻ thèm ăn và thích ăn ngọt hơn là nguy cơ tăng cân đối với trẻ béo phì. Chu kỳ ngày đêm cũng thay đổi, ngày ngắn đêm dài hơn, làm trẻ ngủ nhiều không thức dậy đúng giấc khiến cơ thể dễ suy nhược. Một số trẻ lớn có thể bị rối loạn tâm lý theo mùa như: dễ cáu kỉnh, buồn bã, mệt mỏi, khó tập trung, không còn hứng thú với các hoạt động thú vị trước đó. Những thay đổi này dễ dẫn đến những xung đột với những người xung quanh.

Giữ cho trẻ đủ ấm

Da là cơ quan tỏa nhiệt chủ yếu để duy trì thân nhiệt ổn định, chiếm gần 90% lượng nhiệt của cơ thể, trong đó, gần 50% qua da đầu do tỉ lệ đầu trên cơ thể lớn hơn ở người lớn. Mất nhiệt tăng lên ở trẻ sơ sinh, hoặc khi trẻ bị lạnh, ướt. Một số cách giúp trẻ đủ ấm cho trẻ như sau:

- Mặc cho trẻ quần áo ấm, đội nón, quấn khăn, mang bao tay, vớ tất. Tránh quần áo quá chật hoặc băng rốn, quấn tã quá chặt. Quấn chặt không làm trẻ ấm hơn như mong muốn.

- Giữ cho phòng ngủ không bị gió lùa và ấm cả ngày lẫn đêm. Trẻ sơ sinh nằm cùng giường với mẹ. Bú mẹ, cũng là một cách giữ ấm.

- Tránh giữ ấm bằng nằm than, chai nước nóng hay gạch hơ nóng vì có thể gây tổn thương da trẻ.

Khi tắm trẻ có nguy cơ mất nhiệt, phương pháp tắm nhiều bước giúp trẻ được ấm như sau:

- Tắm trong phòng kín gió. Chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng để trẻ không bị cởi trần lâu và tắm được nhanh hơn. Đảm bảo nước tắm ấm (32oC).

- Rửa mặt trẻ trước, gội đầu sau cùng. Sau khi gội, lau khô tóc và da đầu cho trẻ ngay, lau nhiều lần đến khi đảm bảo tóc khô.

- Tắm nhanh cho trẻ. Lau khô trẻ thật nhanh và hoàn toàn bằng khăn ấm. Mặc quần áo, áo ấm. Trẻ nhỏ đội mũ, quấn tã và đặt vào mẹ ngay.

Không tự ý dùng kháng sinh, nhỏ mũi, xông thuốc

Các biện pháp giúp trẻ phòng chống bệnh mùa lạnh cần áp dụng thường xuyên để tăng cường sức khỏe:

- Giúp trẻ ăn bổ, ngủ ngon, học đủ, chơi an toàn. Chọn thức ăn nóng, uống nước ấm. Tránh ăn thức ăn lạnh, quá mặn hoặc quá ngọt. Giữ da và rốn trẻ sạch khô. Dùng kem dưỡng ẩm duy trì độ ẩm da. Cắt móng tay ngắn, tránh gãi ngứa. Không tự ý băng, đắp thuốc theo kinh nghiệm.

- Dạy trẻ thói quen vệ sinh:

- Rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Người chăm sóc cũng phải thường xuyên rửa tay trước khi ẵm bồng hoặc chăm sóc trẻ, chế biến thức ăn và cho trẻ ăn uống.

- Che miệng mũi khi ho, hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi. Không dùng tay để dụi mắt, chùi quẹt mũi.

- Dạy trẻ không dùng chung khăn lau, không ăn uống chung chén, ly, muỗng với trẻ khác.

- Đảm bảo chủng ngừa đầy đủ, lưu ý ngừa cúm và Rotavirus.

- Chỉ dùng thuốc kháng sinh, xịt mũi, nhỏ mũi, hoặc xông thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

BSCK2 NGUYỄN THỊ KIM THOA


Thực đơn tăng cường trí nhớ và cải thiện lưu thông máu cho não

Nếu bạn đang cảm thấy hay quên, nguyên nhân có thể là do sự thiếu ngủ hoặc một số nguyên nhân khác bao gồm di truyền, hoạt động thể chất quá mức và có thể do lối sống chưa phù hợp và ảnh hưởng của các yếu tố môi trường. Tuy nhiên, không có nghi ngờ gì nữa chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong sức khỏe não bộ và cải thiện trí nhớ của bạn.

Thực đơn tăng cường trí nhớ của bạn

Thực đơn tốt nhất để thúc đẩy bộ nhớ và chức năng của não là thực đơn giúp tăng cường lưu thông máu tốt cho não. Một nghiên cứu gần đây cho thấy chế độ ăn Địa Trung Hải giúp bộ não chậm lão hóa và phát triển tốt cho cơ thể. Có nhiều bằng chứng cho thấy liên quan giữa những người sử dụng chế độ ăn Địa Trung Hải với cải thiện tốt hơn chức năng nhận thức, trí nhớ và sự tỉnh táo.

Một số thực phẩm để giúp tăng cường trí nhớ của bạn như sau:

Rau quả giàu flavonoid tăng cường trí nhớ

Ăn rau đầy đủ, đặc biệt là rau họ cải gồm bông cải xanh, cải bắp, rau lá xanh đậm, có thể giúp cải thiện trí nhớ. Hãy thử món salad cải xoăn hoặc thay thế rau xanh trong sandwich cuộn. Bông cải xanh xào cũng là một lựa chọn tuyệt vời cho bữa ăn trưa hoặc ăn tối.

Các loại quả mọng, đặc biệt là những quả có màu tối như mâm xôi, quả việt quất và anh đào là một nguồn giàu chất anthocyanins và flavonoid có thể tăng cường chức năng bộ nhớ. Thưởng thức một số ít các loại quả mọng cho một món ăn, trộn vào ngũ cốc hoặc nướng thành một món tráng miệng chống oxy hóa phong phú. Bạn có thể nhận được những lợi ích từ quả tươi đông lạnh hoặc khô và anh đào.

tri nho, thuc don tang cuong tri nho

Thực đơn Địa Trung Hải giúp bạn thông minh hơn

Dung nạp acid béo omega-3 thật đầy đủ để trí não khỏe mạnh

Chúng cần thiết cho sức khỏe não bộ, acid béo omega-3, acid docosahexaenoic (DHA) nói riêng, có thể giúp cải thiện trí nhớ ở người lớn trẻ khỏe mạnh. "DHA là acid béo nhiều nhất trong não. Nó tạo ra cảm giác rằng nếu bạn có mức độ cao DHA trong máu, thì não sẽ hoạt động hiệu quả hơn" Andrea Giancoli, RD, chuyên gia dinh dưỡng của Viện Dinh dưỡng Hoa Kỳ cho hay.

Hải sản, tảo và cá béo - bao gồm cá hồi, cá ngừ vây xanh, cá mòi và cá trích - là một số trong những nguồn tốt nhất của acid béo omega-3. Cá thay thế cho thịt một vài lần mỗi tuần để có được một liều acid béo omega-3 lành mạnh. Cá nướng cho hương vị thật tuyệt vời. Hãy thử cá hồi với bắp cải tím hoặc củ cải đỏ, ăn cá mòi hoặc thưởng thức cá ngừ nướng với rau salad cho bữa tối. Nếu bạn không ăn cá, nên bổ sung acid béo omega-3 từ dầu cá, rong biển hoặc tảo bổ sung.

Dùng thêm quả óc chó để trí nhớ minh mẫn

Quả óc chó nổi tiếng với một tác động tích cực đối với sức khỏe tim mạch, quả óc chó cũng có thể cải thiện trí nhớ. Ăn nhẹ một số ít quả óc chó khi đói, thêm chúng vào bột yến mạch hoặc salad hoặc trộn chúng với một loại rau xào.

Những loại thực phẩm đề cập trên không chỉ tốt cho não, chúng còn duy trì một trái tim khỏe mạnh và có lợi cho tất cả các bộ phận của cơ thể.

TS.BS. Lê Thanh Hải

(tham khảo Eat Right)

9 việc nên làm vào buổi sáng

Buổi sáng chính là thời điểm tốt để nâng cao sức khỏe thể chất, duy trì sự khỏe mạnh. Một ngày mới bắt đầu như thế nào sẽ quyết định chỉ số tâm trạng và sức khỏe của cả một ngày. 9 điều dưới đây sẽ giúp tăng cường sức khỏe của bạn.

1. Bắt đầu một buổi sáng bằng âm nhạc: Hãy để một bản nhạc vui tươi, sống động đánh thức bạn. Thức giấc bằng âm nhạc, mở nhạc trong lúc vệ sinh, ăn sáng sẽ khiến cho buổi sáng của bạn hứng khởi hơn nhiều.

2. Cốc nước mật ong: Cốc nước ấm vào buổi sáng được rất nhiều người coi là bí mật sắc đẹp. Uống nhiều nước không chỉ giúp cơ thể bài tiết tốt, thanh lọc hiệu quả mà còn giúp giữ độ ẩm da và khôi phục độ đàn hồi da. Một phương thức truyền thống là uống mật ong vào buổi sáng, nước muối loãng trước khi đi ngủ. Cốc nước mật ong sẽ giúp cung cấp nước cho cơ thể, kích thích nhu động ruột cũng là lợi ích lớn cho làn da. Nhưng chú ý là sử dụng nước dưới 50 độ C để pha mật ong, nước quá nóng sẽ phá hủy một số chất dinh dưỡng.

Uống một ly nước ấm pha mật ong, hít thở không khí trong lành, vận động nhẹ nhàng buổi sáng... là những biện pháp trong mơ thúc đẩy năng lượng một ngày mới.

3. Đi vệ sinh: Sau một đêm tích tụ trao đổi chất, ruột và bàng quang đã chứa nhiều chất thải. Vì vậy, bạn nên bắt đầu thực hành thói quen vệ sinh vào buổi sáng. Thói quen tốt sẽ là tiền đề bảo đảm sức khỏe suốt cuộc đời.

4. Gõ hai hàm răng: Nhẹ nhàng va hai hàm răng vào nhau có tác dụng tốt trong việc rèn luyện và tăng cường sức khỏe răng miệng. Tranh thủ vài chục giây sau khi đánh răng để thực hiện động tác đơn giản này bạn sẽ thấy răng miệng được cải thiện rõ rệt.

5. Hít thở sâu 10 lần: Vào những ngày thời tiết thuận lợi, bạn có thể cho phép mình đứng trên ban công, từ từ hít vào, giữ hơi một lúc rồi thở ra, lặp lại động tác khoảng 10 lần. Không khí buổi sáng trong lành sẽ làm tăng ôxy của cơ thể mang lại năng lực và giúp bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng.

6. Đánh răng bằng nước ấm: Các chuyên gia nha khoa khuyến cáo không nên đánh răng bằng nước quá lạnh hay quá nóng vì các kích thích nóng, lạnh đột ngột sẽ ảnh hưởng đến sự trao đổi chất bình thường của răng và nướu răng, dễ dẫn đến bệnh răng miệng, làm giảm tuổi thọ của răng. Các chuyên gia y tế Nhật Bản khuyên rằng, nên sử dụng nước ấm 35 - 39 độ C để đánh răng là bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe răng miệng.

7. Vận động nhẹ: Vào buổi sáng, nếu có thời gian thì thực hiện được vài động tác yoga nhưng nếu quá bận thì hãy tận dụng những khoảng thời gian ngắn để “đánh thức” cơ thể bằng cách gõ nhẹ nhàng vào cơ thể hoặc làm các động tác lắc hông, ngồi xổm... giúp kích thích mạch máu lưu thông. Cũng nên thoa kem dưỡng da nhẹ nhàng, vỗ nhẹ trên da có thể giúp tăng tốc độ hấp thụ chất dinh dưỡng. Đó cũng là một bí quyết làm đẹp của các cô gái Thượng Hải.

8. Bữa sáng ấm áp: Một bữa sáng ấm áp trước khi đi ra ngoài thay vì ăn thức ăn lạnh sẽ tốt cho sức khỏe của bạn. Thời điểm ăn sáng tốt nhất là sau khi bạn thức giấc nửa giờ.

9. Nụ cười: Nụ cười là biểu hiện hấp dẫn nhất để bắt đầu một ngày mới. Nó cũng giúp bạn cảm thấy tự tin hơn để đối mặt với những thách thức. Với nụ cười, hãy tự nói với mình “Một ngày mới tốt lành sẵn sàng để bắt đầu”.

Ngọc Anh ( Theo LifeHackh )

Can thiệp sớm trầm cảm sau sinh

Đa số phụ nữ đều trải qua những thay đổi tâm lý ngay sau khi sinh. Các cảm xúc đó thường không kéo dài, chỉ vài ngày và hầu hết đều vượt qua nhẹ nhàng. Tuy nhiên cần chú ý những dấu hiệu tâm lý tiêu cực, kéo dài phải can thiệp và điều trị sớm.

Sau khi sinh, một số phụ nữ có thể chợt vui, chợt buồn, lo âu, dễ bị kích thích, khó tập trung, mất cảm giác ngon miệng hoặc khó ngủ,… Thường xảy ra ở những bà mẹ sinh con đầu lòng do trong quá trình sinh nở gặp biến cố, sau khi sinh bị áp lực về nuôi con, gia đình không có sự thống nhất về phương pháp,... chăm sóc trẻ, thiếu sự quan tâm của chồng gây căng thẳng cho sản phụ...

Can thiệp sớm trầm cảm sau sinh 1
Ảnh minh họa

Các triệu chứng trên thường xuất hiện khoảng vài ngày sau sinh, và có thể kéo dài trong khoảng 1 tuần thì chấm dứt. Hiện tượng này  được xem là một phản ứng bình thường của nhiều sản phụ. Tuy nhiên, nếu tình trạng đó kéo dài vài tuần với các triệu chứng ngày càng nghiêm trọng như: luôn cảm thấy buồn, thờ ơ với những sự việc chung quanh, ăn không ngon, sụt cân, khó ngủ, luôn cảm thấy mệt mỏi, thường khóc không lý do, cảm thấy bồn chồn, âu lo, dễ tức giận, bi quan về tương lai,... thì sản phụ đã bị rối loạn trầm cảm sau sinh cần có biện pháp can thiệp sớm.

Để điều trị và phòng ngừa các biểu hiện trầm cảm sau sinh, ngoài điều trị bằng phối hợp thuốc chống trầm cảm theo chỉ định của bác sĩ và tâm lý liệu pháp, trước khi sinh cả thai phụ và người chồng cần được giáo dục tiền sản để được cung cấp những kiến thức cơ bản về cách chăm sóc em bé, tình trạng sức khỏe và những nhu cầu tâm lý của người mẹ trong giai đoạn thai kỳ, hậu sản để người chồng có thể hỗ trợ vợ mình một cách tốt nhất.

Ngoài ra các thành viên trong gia đình cần chú ý tạo một bầu không khí vui vẻ, đầm ấm, cùng nhau chăm sóc em bé và quan tâm đến sức khỏe người mẹ để người mẹ cảm thấy được chia sẻ sau lần vượt cạn. Bản thân người mẹ cũng nên chủ động đề nghị những người trong gia đình chia sẻ những khó khăn, vất vả khi chăm sóc em bé để có thời gian nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe sau sinh.

Bác sĩ Thu Lan

Một số phương pháp đánh giá béo phì

Phương pháp đo nhân trắc

Trên lâm sàng, béo phì được biểu hiện bởi sự tăng cân được xác định bằng phương pháp đo nhân trắc lâm sàng, gồm:

-Chỉ số khối cơ thể (BMI): Dưới chuẩn khi BMI < 18.5; Chuẩn: BMI từ 18,5 – 25; Thừa cân: BMI từ 25-30 ; Béo phì: BMI trên/hoặc bằng 30. - Công thức Lorenz (Trọng lượng thực/trọng lượng lý tưởng) x 100%. Nếu > 120-130%: tăng cân. Nếu> 130 %: béo phì. - Độ dày của nếp gấp da (phản ánh lớp mỡ dưới da): Có thể đo bằng compar, ở nhiều vị trí. Trên lâm sàng thường đo ở cánh tay (cơ tam đầu), giữa vai và đùi. Trung bình, độ dày nếp gấp cơ tam đầu là 16,5 đối với nam và 12,5 đối với nữ. Chỉ số cánh tay đùi: 0,58 đối với nam và 0,52 đối với nữ. Chỉ số vòng bụng vòng mông: < 0,9 đối với nam, <0,85 đối với nữ.Siêu âm

Phương pháp này dùng đo độ dày mô mỡ tại vị trí muốn xác định như cánh tay, đùi, bụng… Theo đó, độ dày của mô mỡ nông có thể được đo trực tiếp chính xác bằng cách đặt đầu dò thẳng góc với mặt da, không ép, ở tại điểm muốn xác định. Kỹ thuật có thể phân biệt rõ ràng giới hạn phần mỡ, cơ và xương.

beo phiSiêu âm xác định độ dày mô mỡ.

Chụp cắt lớp tỉ trọng

Dùng xác định được lượng mỡ phân bố ở da và các tạng. Phương pháp này mới được áp dụng gần đây để đánh giá sự phân bố mỡ. Nó có thể định lượng mỡ phân bố ở dưới da và quanh tạng.Từ phần cắt ngang của scanner, có thể tính được bề mặt choán chỗ của mô mỡ. Lợi điểm của phương pháp này có thể xác định bề mặt mô mỡ sâu quanh tạng. Phần cắt ngang qua L4-L5 sẽ cho phép phân biệt chính xác sự khác nhau về phân bố mỡ giữa hai giới. Sự đánh giá bằng phương pháp này cho kết quả đáng tin cậy, chính xác, tuy nhiên giá kỹ thuật đắt, dụng cụ nặng nề khó thực hiện ở các tuyến thông thường.

Ngoài ra, có thể đo lượng mỡ hiện có và lượng mỡ lý tưởng của cơ thể từ đó tính ra lượng mỡ dư thừa.

BS. Lê Xuân Bách

Biểu hiện và cách trị đái tháo nhạt

Minh Hằng (Thanh Hóa)

Đái tháo nhạt tuy là căn bệnh ít khi gây biến chứng nguy hiểm nhưng làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, đôi khi cũng có thể gây biến chứng mất nước nặng. Biểu hiện là người bệnh tiểu tiện nhiều (4-8 lít/ngày), có những trường hợp nặng có thể lên tới 40 lít/ngày; nước tiểu nhạt màu, không có đường, không có protein, tỷ trọng rất thấp. Do tiểu nhiều nên bệnh nhân rất khát và uống rất nhiều. Trẻ em thường kêu khóc đòi uống nước, khi cho uống đủ nước thì nín. Lượng nước vào gần tương đương với lượng tiểu ra.

Các triệu chứng toàn thân: Lúc đầu thường ít thay đổi, ngoại trừ ở trẻ nhỏ có thể thấy dấu hiệu mất nước mạn tính. Da người bệnh khô, xanh và ít ra mồ hôi, trẻ không thấy tăng cân, suy dinh dưỡng, sốt cao không rõ nguyên nhân...

Về điều trị, với mọi bệnh nhân đái tháo nhạt thì điều trị đầu tiên và quan trọng nhất là phải uống đủ nước. Lượng nước uống vào gần tương đương với lượng nước tiểu. Với những bệnh nhân bị bệnh nhẹ có thể chỉ cần uống bù đủ nước mà không cần dùng thuốc. Những bệnh nhân nặng cần phải được điều trị. Việc điều trị đặc hiệu phụ thuộc loại đái tháo nhạt như: đái tháo nhạt trung ương hay đái tháo nhạt do thận. Vì vậy, để xác định bệnh chính xác và điều trị phù hợp, chị cần đến chuyên khoa nội tiết để được khám và tư vấn cụ thể.

ThS. Quang Bảy

Tã giấy Hugggies

Khi được hỏi bạn chọn tã/bỉm cho con dựa trên những yếu tố nào thì đến 90% bà mẹ trả lời rằng chỉ tập trung vào chất lượng thấm hút và không mẩn đỏ hoặc hăm da ở trẻ khi mặc.

Làn da của bé vốn mong manh và nhạy cảm, rất dễ bị tác động bởi môi trường xung quanh. Chiếc tã giấy quấn quanh vùng mông bé gần như 24/24 không chỉ đóng vai trò như một sản phẩm hỗ trợ mà còn là người bạn đồng hành giúp mẹ chăm sóc làn da, sự yên giấc cho bé.

Tã thấm hút nhanh giúp mông bé luôn khô thoáng

Được sản xuất theo công nghệ tiên tiến, toàn bộ quy trình sản xuất tã giấy được quản lý theo công nghệ khép kín để tạo ra những sản phẩm đảm bảo chất lượng, tã giấy Huggies được tăng cường hạt thấm hút giúp thấm hút toàn bộ chất lỏng bên trong tã. Ngoài ra, bề mặt tã tăng cường lớp thấm siêu nhanh giúp chất lỏng nhanh chóng thấm vào bên trong dù cho bề mặt tã luôn khô thoáng. Vì thế, bé sẽ luôn cảm thấy khô thoáng khi mặc tã Huggies.

Tã giấy Hugggies - bạn đồng hành tin cậy cho làn da bé 1

Với trẻ sơ sinh, bề mặt khô thoáng của tã giấy Huggies giúp bé ngủ ngon giấc và không còn quấy khóc do bị ẩm ướt vào nửa đêm. Với trẻ ở tuổi hiếu động, tã giấy Huggies giúp bé thoải mái chơi đùa, không ngứa ngáy khó chịu dù mặc tã suốt cả ngày. Mẹ sẽ hạn chế được công việc giặt giũ để có nhiều thời gian chăm sóc bản thân và gia đình.

 Ngoài ra, mẹ có thể chọn bỉm quần Huggies dành cho các bé ở tuổi hiếu động, việc thay tã sẽ rất dễ dàng và nhanh chóng với ba thao tác đơn giản: “xé thun bên hông”, “mặc nhanh tã mới” và thả bé ra tiếp tục vui chơi.

Tã giấy được chứng nhận y khoa giúp ngăn ngừa hăm tã

Ngoài khả năng thấm hút nhanh và bề mặt khô thoáng, tã dán và tã quần/ bỉm quần Huggies còn là sản phẩm đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đạt chứng nhận y khoa giúp ngăn ngừa hăm tã.

Với các mẹ có con nhỏ, hăm tã là một vấn đề khiến các mẹ vô cùng lo lắng và điều này khiến mẹ ngại mặc tã cho bé. Triệu chứng hăm tã thường thấy là làn da bị nổi mẩn đỏ, mụn nước gây đau và rất khó chịu cho bé.

Tã giấy Hugggies - bạn đồng hành tin cậy cho làn da bé 2

Hăm tã thường gặp khi mẹ chọn tã không đảm bảo chất lượng cho bé. Ngoài ra có một số nguyên nhân khác như mặc tã quá lâu, không được vệ sinh đúng cách... Vì vậy, lựa chọn tã giấy có chất lượng đảm bảo và sử dụng đúng cách sẽ rất quan trọng trong việc ngăn ngừa hăm tã. Tã giấy Huggies hiểu được những lo lắng của mẹ và mong muốn đồng hành chăm sóc làn da nhạy cảm của bé một cách tốt nhất. Vì thế, Huggies đã mang đến sản phẩm tã giấy được chứng nhận y khoa giúp ngăn ngừa hăm tã với màng đáy thoát ẩm 100% giúp hạn chế tối đa tình trạng hăm da, đặc biệt phù hợp với khí hậu Việt Nam.  

Tã giấy Hugggies - bạn đồng hành tin cậy cho làn da bé 3

Là thương hiệu tã duy nhất tại Việt Nam đạt chứng nhận y khoa giúp ngăn ngừa hăm tã cùng với màng đáy thoát ẩm 100% và khả năng thấm hút tuyệt vời, Huggies tự tin mang đến cho bé của bạn sự chăm sóc tốt nhất.


Cảnh giác với bệnh động mạch chi dưới mạn tính

Nguyên nhân gây bệnh

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng bệnh lý này, trong đó vữa xơ động mạch chiếm hàng đầu. Hậu quả của bệnh động mạch chi dưới mạn tính ít gây tử vong (khoảng 1%) nhưng nó ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống, sinh hoạt, làm việc và lao động của người bệnh, thậm chí trở thành tàn phế, là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Điều trị còn nhiều khó khăn cả về phương diện nội, ngoại khoa cũng như phục hồi chức năng.

Phát hiện bệnh như thế nào?

Hầu hết các bệnh nhân ở giai đoạn đầu của bệnh sẽ thấy dấu hiệu đau cách hồi: đau khi đi lại, dừng lại nghỉ sẽ đỡ đau và lại đau khi tiếp tục đi. Khoảng cách quãng đường khi xuất hiện đau càng ngắn thì mức độ bệnh càng nặng. Ban đầu, bệnh nhân có thể xuất hiện đau khi đi khoảng 1.000 mét, nhưng càng về sau, có thể chỉ đi 200 mét đã đau hoặc ngắn hơn, thậm chí đau cả khi không đi lại, đau khi nghỉ ngơi. Hiện nay, đa số người bệnh đến khám khi đã ở giai đoạn muộn, khi người bệnh ngồi tại chỗ cũng đau.

Bệnh động mạch ngoại biên của chi dưới.

Nếu không được điều trị, chi dưới không được cung cấp máu đầy đủ, khi đó không những xuất hiện đau mà sẽ xuất hiện viêm loét hoặc hoại tử đầu chi do thiếu máu. Đây là biến chứng nặng nề, sẽ dẫn đến cắt cụt chi gây tàn phế cho người bệnh. Tùy vào vị trí bị hoại tử mà cắt cụt cao hay thấp.

Khám tại chỗ sẽ thấy khó bắt mạch hoặc không bắt được mạch ở ngoại vi. Bác sĩ sẽ đo huyết áp ở cổ chân và tính ra một thông số gọi là chỉ số ABI, tính bằng huyết áp tâm thu ở cổ chân chia cho huyết áp tâm thu ở tay. Bình thường chỉ số này từ 0,9 đến 1,3.

Khi ABI bình thường (0,9-1,3): hệ thống động mạch bình thường hoặc tổn thương động mạch không gây hậu quả về huyết động.

Khi ABI từ 0,75-0,9: có bệnh tắc nghẽn động mạch chi dưới, tuy nhiên còn được bù trừ tốt.

Khi ABI từ 0,4-0,75: tình trạng bù trừ ở mức trung bình, chỉ đủ cấp máu cho nhu cầu chuyển hóa lúc nghỉ.

Khi ABI dưới 0,4: giai đoạn bệnh nặng, ảnh hưởng đến chức năng của chi và hậu quả về huyết động nghiêm trọng.

Các xét nghiệm để đánh giá chính xác mức độ tổn thương thường được áp dụng hiện nay gồm siêu âm mạch máu, chụp cắt lớp đa dãy (MSCT) mạch máu và chụp mạch sẽ xác định được mức độ hẹp mạch máu, vị trí chính xác của mạch máu bị hẹp. Đây là những xét nghiệm mà nhiều trung tâm, bệnh viện tuyến tỉnh, trung ương đã thực hiện được một cách thường quy. Các xét nghiệm này giúp bác sĩ có phương án điều trị phù hợp.

Điều trị như thế nào?

Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn đến đầu chi không được cung cấp máu đầy đủ, có thể phải cắt cụt chi do hoại tử. Vì vậy, phát hiện sớm và điều trị đúng chuyên khoa là điều quan trọng nhất. Các phương pháp điều trị hiện nay bao gồm:

Điều trị bằng thuốc: Tất cả bệnh nhân đều phải được điều trị bằng thuốc một cách hệ thống. Các thuốc được dùng gồm thuốc chống huyết khối (thuốc chống ngưng tập tiểu cầu), các thuốc vận mạch, giúp điều hòa lưu huyết, tăng khả năng biến dạng của hồng cầu, giảm tình trạng kết tập tiểu cầu, tăng cường máu đến nuôi dưỡng chi.

Điều trị bằng can thiệp mạch: Đây là phương pháp tiên tiến và đã được áp dụng tại nhiều trung tâm tim mạch. Phương pháp này không phải mổ, chỉ dùng một dụng cụ luồn vào động mạch bị hẹp, nong đoạn hẹp và đặt giá đỡ (stent) tại vị trí hẹp. Kết quả của điều trị bằng can thiệp mạch đã đạt được kết quả rất tích cực.

Điều trị ngoại khoa: Phẫu thuật vẫn là phương pháp điều trị cơ bản, bác sĩ sẽ làm một cầu nối mới đi vòng qua chỗ động mạch bị tổn thương. Có thể dùng cầu nối bằng tĩnh mạch hoặc bằng mạch nhân tạo. Dù điều trị bằng ngoại khoa hay bằng can thiệp mạch, sau đó người bệnh vẫn tiếp tục được theo dõi và duy trì điều trị thuốc.

Lời khuyên của bác sĩ

Bệnh có liên quan nhiều đến các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến mạch máu bao gồm: thuốc lá, tăng huyết áp, tăng mỡ máu, bệnh đái tháo đường. Vì vậy, người bệnh cần tuyệt đối bỏ thuốc lá và điều trị, kiểm soát tốt các bệnh kèm theo như kiểm soát tốt huyết áp, điều trị bệnh đái tháo đường và tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid.

Một vấn đề quan trọng nhất là cần khám và phát hiện bệnh sớm, ở giai đoạn chưa đau khi nghỉ ngơi hay chưa có viêm loét, hoại tử chi do thiếu máu. Phát hiện sớm sẽ giúp người bệnh tránh được tàn phế do các biến chứng của bệnh.

Khi đã xuất hiện bệnh, có đau cách hồi, người bệnh cần được tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa tim mạch và dùng thuốc thường xuyên theo chỉ dẫn. Theo dõi định kỳ để có biện pháp can thiệp kịp thời tránh biến chứng.

BS. NGô Tuấn Anh (Bệnh viện TWQĐ 108)

Bổ sung thừa vitamin C có hại cho cơ thể không?

Dưới đây là những phân tích khoa học về cách bổ sung Vitamin C của Ths.Bs. Nguyễn Văn Tiến - Viện Dinh dưỡng Quốc gia

VitaminC có tên khoa học là acid ascorbic tham gia vào quá trình tạo kẹo (hình thành collagen), tổng hợp Carnitin, tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh, hoạt hóa hormon, khử độc, là chất chống oxy hóa, giúp hấp thu và xử dụng sắt, calci và acid folic. Ngoài ra, vitaminC còn có chức năng chống lại dị ứng, là tăng chức năng miễn dịch, kích thích tạo dịch mật và giải phóng các hormon steroid. VitaminC cần cho chuyển đổi thành acid mật, liên quan đến giải độc.

Những người có nguy cơ thiếu vitamin C gồm: Người hút thuốc lá và những người tiếp xúc với khói thuốc lá, những người ăn uống không đầy đủ: nghiện rượu, người cao tuổi, một số người mắc bệnh như: kém hấp thu đường ruột, các bệnh thận ảnh hưởng hấp thu và sử dụng vitamin C.

Hoa quả có nhiều vitamin C

Hiện nay, thiếu Vitamin C hiếm gặp. Triệu chứng ban đầu không đặc hiệu như mệt mỏi, thở nông, khô ráp, chậm lành vết thương và có những nốt xuất huyết da, xuất huyết mạch. Thiếu vitamin C kéo dài có thể dẫn đến xuất huyết thành mạch (vitamin C có tác dụng giữ bền thành mạch máu).

Rau quả là nguồn cung cấp vitamin C và caroten cho cơ thể, rau còn cung cấp các chất khoáng có tính kiềm như kali, can xi, magie. Hoa quả tươi và rau lá là nguồn cung cấp rất giàu vitamin C như: cam, quýt, chanh, soài, đủ đủ, cà chua, cải xanh, nhãn, hành, mồng tơi, ngót, dền,..

Nhu cầu về vitamin C: trẻ từ 6-11 tháng là 25-30 mg/ngày, trẻ từ 1-6 tuổi là 30 mg/ngày, trẻ từ 7-9 là 35 mg/ngày, tuổi vị thành niên 10-18 tuổi là 65 mg/ngày, người trưởng thành là 70 mg/ngày, phụ nữ có thai là 80 mg/ngày, bà mẹ cho con bú là 95 mg/ngày. Việc ăn rau quả hàng ngày vô cùng quan trọng đối với sức khỏe.

Theo Ths.Bs. Nguyễn Văn Tiến - Viện Dinh Dưỡng Quốc gia, nếu sử dụng vitamin C khoảng 1.000mg/ngày thường xuyên có thể dẫn đến: buồn nôn, tiêu chảy, tăng nguy cơ sỏi thận...

Nên ăn phối hợp nhiều loại rau quả để có đủ các loại vitamin và chất khoáng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu hóa và hấp thu các thành phần dinh dưỡng khác. Mức tiêu thụ rau quả cho người trưởng thành là 300g rau/người/ngày, quả là 100g/người/ngày, với trẻ em cần lượng từ 100-200g/trẻ/ngày.

Hàng ngày, cơ thể ăn đủ nhu cầu rau xanh và hoa quả chín thì không cần bổ sung thêm thực phẩm chứa vitamin C. Nếu cơ thể tiêu hóa và hấp thu kém thì có thể bổ sung thực phẩm chứa vitamin C (theo chỉ định của bác sỹ). Vitamin C là loại tan trong nước, nếu thừa vitamin C cơ thể sẽ tự đào thải ra ngoài qua đường nước tiểu.

Như vậy, thiếu vitamin C khi cơ thể hấp thu được dưới 10mg/ngày, kéo dài trong nhiều tuần.

Vì vitamin C là vitamin tan trong nước nên sẽ tự thải ra ngoài nếu thừa vitamin C. Tuy nhiên, nếu sử dụng vitamin C khoảng 1.000mg/ngày thường xuyên có thể dẫn đến: buồn nôn, tiêu chảy, tăng nguy cơ sỏi thận,...

Thanh Loan

Nhìn mờ ở trẻ, coi chừng nhược thị!

Thông thường, khi thấy con kêu nhìn mờ hay phát hiện thấy con ngồi gần màn hình khi xem tivi hoặc ở lớp, trẻ không nhìn rõ bảng, các bậc phụ huynh mới đưa con đi khám mắt… Và khi đến bác sĩ khám thì mới phát hiện ra trẻ có tật khúc xạ nào đó. Nhưng thật đáng tiếc, khi đó, thường thị lực của trẻ đã bị suy giảm đáng kể, trong rất nhiều trường hợp, ngoài tật khúc xạ mắt, trẻ còn bị thêm chứng nhược thị.   

Thế nào là bị nhược thị?

Nhược thị được định nghĩa là sự suy giảm thị lực do võng mạc không được kích thích hoặc có sự tương tác bất thường về chức năng thị giác hai mắt mà không phát hiện được nguyên nhân thực thể bằng phương pháp thăm khám. Nói cách khác, nhược thị là sự suy giảm thị lực ở một hoặc cả hai mắt mà không kèm theo tổn thương nhìn thấy được ở mắt.

Các nguyên nhân dẫn đến nhược thị

Bệnh nhược thị do nhiều nguyên nhân khác nhau:

Nhược thị do lác: Là hình thái nhược thị phổ biến nhất.

Nhược thị do tật khúc xạ: Tật khúc xạ cũng là một nguyên nhân phổ biến gây nhược thị. Tật khúc xạ bao gồm cận thị, viễn thị, loạn thị và lệch khúc xạ (độ khúc xạ ở hai mắt không bằng nhau). Trong trường hợp tật khúc xạ cao, võng mạc sẽ không nhận được hình ảnh rõ nét làm cho thị lực phát triển bất thường gây nhược thị.

Nhược thị do võng mạc không được kích thích: Trong trường hợp này, võng mạc có thể không nhận được kích thích gì vì có sự cản trở đường đi của ánh sáng tới võng mạc gây ra nhược thị. Loại nhược thị này hay gặp trong sụp mi bẩm sinh, đục thủy tinh thể bẩm sinh, sẹo giác mạc...

Phương pháp điều trị

Bệnh nhân có thể bị nhược thị do một hoặc nhiều nguyên nhân phối hợp. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ có thể áp dụng nhiều phương pháp điều trị nhược thị khác nhau. Nếu bị nhược thị do tật khúc xạ hoặc có phối hợp với nguyên nhân do tật khúc xạ, phương pháp điều trị là điều chỉnh tật khúc xạ.

Nhìn mờ ở trẻ, coi chừng nhược thị! 1
Điều trị cho trẻ nhược thị trên máy.

Phương pháp bịt mắt: Trong các phương pháp điều trị cho bệnh nhân nhược thị, phương pháp bịt mắt được coi là phương pháp kinh điển phổ biến, đạt hiệu quả cao và dễ thực hiện nhất. Cho đến nay, bịt mắt vẫn là sự lựa chọn tối ưu và hiệu quả trong điều trị nhược thị...

Phương pháp gia phạt quang học: Là phương pháp đặc biệt tác dụng tốt đối với các trường hợp nhẹ và trung bình, những trường hợp bịt mắt thất bại và những trường hợp cần điều trị duy trì...

Phương pháp dùng thuốc: Việc dùng thuốc cũng là một trong những phương pháp điều trị nhược thị. Hiệu quả phục hồi ổn định thị lực lâu dài của thuốc sau khi ngừng điều trị vẫn chưa rõ ràng.

Phương pháp kích thích thị giác CAM: Máy kích thích thị giác CAM được đưa vào sử dụng trong điều trị nhược thị từ năm 1978. Phương pháp này dựa trên kiến thức là các tế bào vỏ não đáp ứng với các đường sọc có hướng nhất định và với những tần số không gian nhất định. Tuy nhiên, ngày nay, phương pháp này hiếm được sử dụng.

Ðể phòng tránh bệnh nhược thị: vào những giai đoạn quan trọng, như khi mới sinh, 3 tuổi (khi bắt đầu có thể kiểm tra thị lực của trẻ), 6 tuổi (trước khi vào lớp 1) và sau 10 tuổi (khi trẻ chuẩn bị bước sang giai đoạn dậy thì), cũng nên cho trẻ đi khám để phát hiện những bệnh lý đặc trưng về mắt cho lứa tuổi đó. 


Phương pháp phục thị: Đây là phương pháp được áp dụng vào điều trị nhược thị tại Thụy Sỹ từ những năm 1970 và sau đó được phổ biến rộng rãi. Phục thị là phương pháp dùng chớp sáng mạnh để kích thích võng mạc nhằm tăng thị lực cho mắt bị nhược thị. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây ra song thị ở một mắt vĩnh viễn. Do đó, phương pháp phục thị không đóng vai trò quan trọng trong điều trị nhược thị.

Phương pháp tập luyện bằng phần mềm điều trị nhược thị: Trên thế giới, có nhiều nước tự thiết kế phần mềm và điều trị theo phần mềm thiết kế như Australia, Nga, Singapore... Ưu  điểm của phương pháp này là quản lý và theo dõi được quá trình điều trị của bệnh nhân. Các phần mềm đều tích hợp phần quản lý bệnh nhân về hành chính, bệnh tật và tiền sử cũng như liệu pháp điều trị; có thể áp dụng cho mọi lứa tuổi; các bài tập phong phú đa dạng, tạo cho trẻ hứng thú tham gia; có thể thiết kế bài tập riêng biệt để luyện tập từng chức năng thị giác. Tuy nhiên, trẻ phải ở độ tuổi nhất định và có khả năng sử dụng máy tính để được điều trị hiệu quả bằng phương pháp này.

Lời khuyên dành cho cha mẹ

Việc chẩn đoán sớm và điều trị đúng cách bệnh nhược thị rất quan trọng. Khi trẻ còn nhỏ, hiệu quả điều trị sẽ càng cao. Chính vì vậy, không nên đợi đến khi trẻ kêu nhìn mờ hay không nhìn rõ bảng mới đưa trẻ đi khám. Các bậc phụ huynh nên đưa con đi khám định kỳ để được chẩn đoán và điều trị dưới sự chỉ đạo và hướng dẫn của các y, bác sĩ nhãn khoa, các chuyên gia về mắt càng sớm càng tốt.

TS.BS. Nguyễn Thanh Vân(Phó Trưởng khoa Khúc xạ - Bệnh viện Mắt TW)

Nằm ngủ ở tư thế nào để cơ thể luôn khỏe khoắn?

Nếu bạn thức dậy với sự mệt mỏi, đau nhức hoặc tê ở cơ bắp của bạn, có nhiều khả năng bạn đã nằm sai tư thế khi ngủ. Tất nhiên, tùy mỗi người có một tư thế ngủ phù hợp cho riêng mình, nhưng có một vài điểm chung để làm căn cứ cho bạn hiểu biết thêm về các vị trí ngủ phổ biến nhất:

1. Ngủ theo tư thế nằm ngửa

Ưu điểm:

Ở vị trí này giúp cổ và lưng của bạn được thư giãn cơ bắp, hãy chọn nệm phù hợp để hỗ trợ thật tốt cho cột sống.

Nhược điểm:

Nhiều người ngủ nằm ngửa với tư thế hai bàn tay trên đầu, dẫn đến đau vai. Hãy cố gắng giữ cánh tay bên bạn để giảm căng thẳng trên vai, có lẽ ngủ với đầu càng gần đầu giường càng tốt để ngăn chặn việc để tay trên đầu của bạn. Bạn cũng có thể ngủ với một chiếc gối nhỏ hoặc một chiếc khăn cuộn lại dưới đầu gối để tránh bị đau ở thắt lưng.

Ngáy và ngưng thở khi ngủ thường xảy ra ở tư thế này hoặc có giấc ngủ không sâu. Ngừng thở khi ngủ có thể dẫn đến huyết áp cao, bệnh tim, buồn ngủ ban ngày, mệt mỏi và đau đầu. Các bác sĩ luôn lưu ý hiện tượng và tư thế ngủ này để nhắc nhở bệnh nhân như một trong những liệu pháp điều trị.

Ngủ theo tư thế nằm ngửa. Ngủ ở tư thế nghiêng. Hình: minh họa

2. Ngủ ở tư thế nghiêng

Ưu điểm:

Ngoài việc rất tốt cho việc giảm ngáy và ngưng thở khi ngủ, tư thế này còn là một trong những vị trí tốt nhất cho lưng của bạn. Các bác sĩ cũng cho rằng ngủ nghiêng về phía bên trái cải thiện lưu thông máu đến tim và có thể giảm bớt chứng ợ nóng và trào ngược axit.

Nhược điểm:

Tư thế ngủ nghiêng với một cánh tay ở vị trí trên cao có thể gây ra rất nhiều khó chịu ở vùng vai. Một số người ngủ ở tư thế nghiêng thường vòng tay ôm gối quanh đầu và sử dụng một chiếc gối dày dẫn đến đau vai và cổ.

Đầu tư vào một cái gối chất lượng là sự thay đổi kỳ diệu trong việc hỗ trợ vùng cổ đồng thời bạn có thể giảm bớt chứng đau lưng khi ngủ bằng cách đặt một chiếc gối nhỏ giữa hai đầu gối của bạn.

Ngủ ở tư thế nghiêng. Hình: minh họa

3. Tư thế ngủ nằm sấp

Ưu điểm:

Ngoài việc giúp giảm bớt ngáy và một số trường hợp ngưng thở khi ngủ, tư thế ngủ úp bụng có thể làm giảm đau bụng kinh, nhưng điều này là tất cả những gì được coi là tốt đẹp cho vùng bụng của bạn vào ban đêm.

Nhược điểm:

Vì không thể ngủ với tư thế úp mặt trực tiếp vào gối do không thể thở, đầu bạn bắt buộc phải quay về một bên trong khi ngủ sấp. Lúc này, cột sống của bạn bị vặn vẹo sang tư thế khác và ở một vị trí không tự nhiên, chính điều này dẫn đến đau, tê hoặc ngứa ran cột sống và chân tay. Tuy nhiên, hiện tượng thường gặp nhất đó là lực căng ở cổ có thể gây ra cảm giác đau cổ và đau lưng, khó chịu và ngủ không yên giấc.

Ngủ ở tư thế này cũng gây ra nếp nhăn và da chảy xệ. Các nghiên cứu về vị trí ngủ này chỉ ra rằng yếu tố góp phần vào sự hình thành và tiến triển của các nếp nhăn trên khuôn mặt và cổ là do ngủ nằm sấp. Nó còn là yếu tố khiến cho đôi mắt sưng húp khó coi và bọng mắt khi ngủ dậy.

Tư thế ngủ nằm sấp. Ngủ ở tư thế nghiêng. Hình: minh họa

Một số gợi ý

Một tấm nệm tốt đứng đầu danh sách những điều quan trọng để nhận được một giấc ngủ đêm tốt hơn. Việc tìm mua gối đúng cách cũng là điều cần thiết để từng bước thay đổi tư thế ngủ ban đêm. Điều này không chỉ giúp đầu được nghỉ ngơi mà còn hỗ trợ cổ và cột sống của bạn, đặc biệt là các sản phẩm gối định vị cho người mới phẫu thuật hoặc phụ nữ có thai.

Gối định vị giúp cơ thể của bạn được giữ ở vị trí thích hợp hơn theo đề nghị của bác sĩ. Chúng giúp giảm căng cơ cổ, vai, lưng, hông, đầu gối...

Mai Hương - Học viện Quân Y

(theo Natalie Gontar LifeStyle)

Không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn mật ong

Bùi Thị Hảo (Bình Phước)

Mật ong luôn được coi là dược liệu quý, có tác dụng chữa bệnh, làm đẹp và bồi bổ cơ thể. Mật ong cũng đặc biệt tốt với trẻ nhỏ. Nó có thể hỗ trợ kháng viêm, kháng khuẩn; giảm đau rát, chữa nhanh lành vết bỏng; trị ho, cảm lạnh; làm lành vết thương; bổ sung enzym tiêu hóa; tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch... Tuy nhiên, trong quá trình lấy mật có những con ong vô tình mang theo bào tử của vi khuẩn clostridium botulinum từ môi trường về tổ và nhiễm vào mật ong. Vi khuẩn này giải phóng ra độc tố botulism gây tê liệt cơ hô hấp và gây tử vong với hàm lượng nhỏ.

Người lớn nuốt phải bào tử clostridium botulinum hầu như không bao giờ bị bệnh bởi hệ tiêu hoá đã trưởng thành, đủ khả năng vô hiệu hoá chúng. Trong khi đó, ở trẻ dưới 12 tháng tuổi, hệ tiêu hoá còn chưa đủ các vi khuẩn hữu ích, chưa thể tiêu diệt bào tử, ngăn ngừa sự phát triển và sản sinh độc tố của chúng. Vì vậy, khi vào cơ thể trẻ bào tử có thể giải phóng vi khuẩn, sản sinh độc tố và gây ngộ độc. Do đó, không nên cho trẻ dưới 12 tháng tuổi ăn mật ong để đề phòng ngộ độc do clostridium botulinum gây ra.

Bác sĩ Minh Ngọc

Phát hiện và ngăn chặn thế nào?

Gần đây, tình trạng tự sát ở lứa tuổi học sinh ngày càng gia tăng. Những trường hợp tự sát thành công đã để lại hậu quả thương tâm cho gia đinh, bạn bè, người thân của các em. Vậy nguyên nhân của tình trạng này bắt nguồn từ đâu? Các bậc phụ huynh và nhà trường cần có những động thái gì để giúp các em vượt qua giai đoạn khủng hoảng tâm lý này?

Tuổi thiếu niên và những khó khăn để thích ứng với xã hội

Tuổi vị thành niên là một giai đoạn có sự thay đổi về thể chất, tâm sinh lý, xã hội với sự thay đổi về sự bài tiết các hormon dẫn đến sự thay đổi rất nhanh chóng về cảm xúc, có thể từ một trạng thái ức chế chuyển sang hưng phấn chỉ trong thời gian rất ngắn. Lứa tuổi thiếu niên là lứa tuổi mà kinh nghiệm ứng phó với những sự kiện stress trong cuộc sống còn rất kém và chính sự thiếu kinh nghiệm trong cuộc sống này dẫn đến những hành vi có tính chất xung đột hoặc có những quyết định mang tính chất bột phát, thiếu suy nghĩ.

Phát hiện và ngăn chặn thế nào? 1
Trẻ vị thành niên có nhiều thay đổi về các đặc điểm tâm, sinh lý.

Đối với những trẻ được cho là mạnh mẽ cũng thường xuyên lo lắng rằng mình không thể làm được việc tốt như mong muốn, ví dụ như trong việc giao tiếp, kết bạn hoặc trong các hoạt động nhóm ở trường hoặc đạt điểm tốt trong kỳ thi… Những hành vi tiêu cực thường dễ xảy ra trong những tình huống như là bố mẹ ly dị, những xung đột trong gia đình hoặc chia tay bạn thân hoặc người yêu hoặc những vấn đề rắc rối ở trường có thể làm bùng phát sự buồn chán và cảm giác muốn tự tử, đặc biệt với những trẻ có bệnh trầm cảm nặng thì những ý nghĩ và hành vi tự sát thường hay xảy ra, đây là nguyên nhân chính gây tự sát.

Một em học sinh vì mất tiền quỹ lớp đã viết thư để lại trước khi tự sát, một em học sinh sau khi thi môn tiếng Anh được điểm không cao, mà trước đó em học giỏi tiếng Anh và kỳ vọng vào đội tuyển thành phố đã cắt mạch máu ở tay, khi thấy máu chảy nhiều đã gọi điện cho bạn đến giúp đỡ và sau đó được gia đình đưa đi viện cấp cứu. Và có em học sinh đã được cứu thoát sau khi có hành vi uống thuốc để tự tử đã viết nhật ký như sau: “Tôi thấy là mình không khác gì so với các bạn khác nhưng không ai muốn chơi với tôi, tôi sợ cảm giác đến trường học, tôi sợ khi về nhà và sợ chính bản thân mình, vì vậy, tôi bắt đầu kế hoạch để thực hiện cái chết. Tôi đã lấy thuốc trong tủ thuốc của mẹ, tích lũy chúng lại và một hôm mẹ la mắng tôi, thế là tôi đã uống chúng…”.

Khoảng cách giữa ý định tự sát và hành vi tự sát chỉ là một ranh giới rất mong manh và vì vậy việc phát hiện sớm để phòng tự sát có vai trò rất quan trọng.

Những trẻ có yếu tố làm tăng nguy cơ tự sát

Có những vấn đề về sức khỏe tâm thần: đặc biệt là trầm cảm, rối loạn cảm xúc lưỡng cực, sử dụng rượu hoặc những chất kích thích, những trẻ có sự thay đổi lớn trong cuộc sống hằng ngày ví dụ bố mẹ ly dị, có sự suy sụp về tài chính trong gia đình, xa bố mẹ, gia đình có mâu thuẫn…, tỉ lệ nhóm này chiếm tới 95% các trường hợp tự sát. Tiền sử gia đình có người tự sát hoặc trầm cảm. Những trẻ có tiền sử bị lạm dụng về thể chất hoặc bị lạm dụng về tình dục. Những trẻ không có sự nâng đỡ của xã hội, không được sự chăm sóc của cha mẹ, người thân, bạn bè, cảm thấy cô đơn.

Những trẻ nghĩ đến việc tự sát thường có biểu hiện sau: Nói về ý định tự sát hoặc nói chung về cái chết. Nói những lời ám chỉ rằng mình sẽ không còn tồn tại trên đời này nữa. Nói về cảm giác bi quan, không còn hy vọng hoặc cảm thấy có tội. Tránh xa gia đình và bạn bè. Viết những bức thư nói về cái chết, sự chia lìa hoặc sự mất mát. Cho đi những đồ vật mà mình thích. Không còn hứng thú tham gia vào những hoạt động mà trẻ vốn thích. Gặp phải khó khăn trong việc tập trung hoặc trong tư duy, không còn được rành mạch. Có sự thay đổi trong ăn uống và thói quen khi ngủ. Không thích đến trường học, không thích chơi thể thao.

Trầm cảm là một nguyên nhân chính dẫn đến tự sát ở lứa tuổi thiếu niên, những trẻ trầm cảm thường có những biểu hiện sau: buồn chán, thể hiện sự mất hết hy vọng. Những trẻ bị trầm cảm thường hay gặp phải những vấn đề phức tạp ở trường học như không tập trung chú ý, đạt điểm kém, trẻ có thể biểu hiện bỏ nhà đi, sử dụng các chất gây nghiện, dùng rượu hoặc nghiện chơi điện tử, thậm chí có thể có những hành vi mang tính chất bạo lực, kích động.

Phát hiện và ngăn chặn thế nào? 2
Cần động viên, giúp đỡ trẻ khi trẻ có những bất thường về tâm lý. (Ảnh minh họa).

Cha mẹ cần phải làm gì để giúp đỡ trẻ?

Bố mẹ cần phải có mối quan hệ thân thiết, gần gũi với trẻ, là một người bạn tâm sự của trẻ, có thể chia sẻ những chuyện buồn vui ở trường, ở lớp của trẻ.

Cần phải liên lạc, trao đổi thường xuyên với thầy cô, bạn bè của trẻ ở trường ở lớp để hiểu và nắm bắt được những gì đang xảy ra với trẻ.

Không nên coi thường những hành vi hủy hoại bản thân của trẻ, không nên nghĩ rằng những hành vi như cắt tay hoặc uống thuốc của trẻ chỉ nhằm mục đích gây sự chú ý của người khác vì nếu chúng ta bỏ qua hành vi lần này thì lần sau những hành động như vậy có thể xảy ra ở mức độ cao hơn.

Lắng nghe trẻ, khi trẻ tin tưởng bạn và tâm sự với bạn thì không nên coi thường những suy nghĩ của trẻ và nếu không tiện thì bạn có thể đưa trẻ đi tư vấn chuyên gia tâm lý hoặc khám bác sĩ chuyên khoa tâm thần.

Đưa trẻ đi khám bác sĩ khi thấy trẻ có những biểu hiện của trầm cảm và nên nhớ một điều là bệnh trầm cảm có thể chữa được.

Hướng dẫn trẻ biết cách xử lý trước những tình huống không đạt được như ý muốn của mình, trong cuộc sống ai cũng có lúc thất bại và mình cần phải vượt qua được những thất bại đó rút ra kinh nghiệm từ sự không thành công đó để bước tiếp trong cuộc sống, không nên bi quan, chán nản. Và sự nghiệp học tập là một cuộc chạy đua đường dài, cần phải có sự thích nghi và không nên nản chí khi kết quả chưa đạt được như mong muốn.

BS. TRỊNH THỊ BÍCH HUYỀN



Triệu chứng nghiêm trọng ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh

Dưới đây là những triệu chứng không thể bỏ qua ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.

1. Sốt

Trẻ nhỏ không nên bị sốt trong 3 tháng đầu. Nếu bé bị sốt trên 39oC, bạn nên đưa trẻ đi khám ngay. Không chỉ vì bản thân sốt đã là nguy hiểm mà còn vì ở trẻ sơ sinh, sốt có thể là dấu hiệu duy nhất báo hiệu trẻ bị nhiễm khuẩn nghiêm trọng.

Khi trẻ qua 3 tháng tuổi, bạn có thể theo dõi một ngày trước khi đưa trẻ đi khám.

Nếu trẻ bị sốt kéo dài 24 giờ và không kèm theo các triệu chứng cảm lạnh thì cần được đánh giá. Theo dõi biểu hiện của trẻ để quyết định có đưa trẻ đi khám hay không.

Mức nhiệt khi sốt không phải là yếu tố quyết định, mà biểu hiện của trẻ mới quan trọng, cách trẻ phản ứng với bạn, cách trẻ nhìn bạn, mọi cử động hoạt động của chúng. Những đứa trẻ bình thường hiếu động, nay chỉ nằm trên giường rên rỉ, đó là sự thay đổi lớn về hành vi.

trieu chung, tre so sinh, sot la trieu chung khong the bo qua o tre so sinh

Sốt là một triệu chứng không thể bỏ qua ở trẻ sơ sinh

2. Vàng da

Trẻ sơ sinh thường bị vàng da, có thể biểu hiện là vàng da, vàng mắt. Tình trạng này xuất hiện khi gan của trẻ không hoạt động tốt, vì vậy không thể phân hủy bilirubin trong máu.

Trong phần lớn các trường hợp, vàng da là nhẹ và có thể tự biến mất. Các bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe cho trẻ trước khi bạn mang trẻ về nhà từ bệnh viện và vài ngày sau lần kiểm tra đầu tiên. Ngoài ra, nếu bạn nhận thấy da trẻ có màu vàng, hãy đưa trẻ đi khám.

Trong một số trường hợp, ăn bổ sung giúp giảm vàng da. Trẻ cũng có thể cần tiếp xúc với ánh sáng đặc biệt để loại bỏ bilirubin trong máu.

3. Phát ban

Hầu hết các vết phát ban sẽ nhạt màu đi khi bạn ấn ngón tay lên chúng. Nếu trẻ có những đốm đỏ nhỏ trên ngực, lưng, cánh tay, cẳng chân mà không nhạt màu đi khi bạn ấn vào, cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay. Phát ban dạng này có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng như viêm màng não hoặc bệnh về mạch máu.

Ban đỏ không mờ xuất hiện trên mặt hoặc cổ của trẻ ít gây lo lắng nếu trẻ bị ho hoặc sốt nhưng dù sao bạn cũng nên đưa trẻ đi khám.

4. Nôn mửa hoặc tiêu chảy

Nếu trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ bị nôn hoặc tiêu chảy, cần đưa trẻ đi khám bác sĩ sớm. Một dấu hiệu đáng báo động là trẻ không tiểu tiện vì như vậy là bé có thể bị mất nước.

Trẻ lớn tuổi có thể chịu được tình trạng tiêu chảy trong 1 ngày hoặc nhiều hơn nhưng trẻ sơ sinh có thể bị mất nước trong 12 giờ bị tiêu chảy nặng. Đưa trẻ đi khám ngay khi thấy nôn hoặc tiêu chảy có dấu hiệu lạ (có máu hoặc dịch mật khi nôn hoặc có máu hay chất nhầy trong phân).

5. Các vấn đề hơi thở

Trẻ gặp vấn đề về hơi thở thường hít, thở rất nhanh và rút lõm lồng ngực. Nếu bạn thấy trẻ bị rút lõm lồng ngực trong từng hơi thở, bạn cần đưa trẻ đi khám.

Nếu con bạn không thể ngừng ho, trẻ cũng cần đi khám vì đây là dấu hiệu trẻ bị bệnh hen hoặc hít phải vật lạ.

6. Đau đầu

Trẻ sơ sinh không thể cho bạn biết trẻ bị đau đầu nhưng trẻ nhỏ thì có thể.

Trẻ nhỏ có thể ôm đầu liên tục hoặc sử dụng những từ ngữ mô tả cơn đau. Đau đầu là tình trạng hiếm gặp ở trẻ nhỏ vì vậy chắc chắn cần phải tìm nguyên nhân. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng đau nửa đầu có thể liên quan đến đau bụng, nhưng có thể là do nguyên nhân khác như viêm xoang.

7. Khóc không ngừng

Nếu trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh khóc cả ngày và bạn không thể dỗ nín, hãy quan sát tìm hiểu những nguyên nhân bên ngoài như có sợi tóc quấn quanh ngón chân hoặc do rối loạn bên trong như có vấn đề về dạ dày.

BS Thu Vân/Univadis

(theo WebMD)

“Thủ phạm” trong nhà gây tổn thương phổi

1. Dung dịch tẩy trắng Dung dịch tẩy trắng chứa clo hoặc amoniac được sử dụng để làm sạch sàn nhà, nhà tắm, v.v… có thể gây ảnh hưởng tới cá...